Du lịchHmong_MediaKinh tếLịch sử Dân tộcNewsSự kiệnTrang PhụcVăn hóa - Phong tục

Văn hóa, ẩm thực và ngôn ngữ của người H’mông có lẽ bạn chưa biết.

Văn hóa, ẩm thực và ngôn ngữ của người H’mông có lẽ bạn chưa biết.

Người H’mông là thành viên của một nhóm dân tộc sinh sống ở nhiều Quốc gia. Hàng ngàn năm nước, người H’mông sống ở phía tây nam Trung Quốc. Nhưng khi người Trung Quốc (Hán) bắt đầu hạn chế tự do vào giữa những năm 1600, nhiều người đã di cư sang Việt Nam, Lào, Thái Lan và các nước láng giềng khác. Nay đã di cư sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, …

1. Làm thế nào để bạn phát âm “H’mông?”

 H’mông theo ad nói là một kí hiệu đặc biệt cho một tên gọi bằng ngôn ngữ Việt Ngữ, Mông là phát âm nhưng do dân tộc H’mông có nhiều nhóm dân tộc nên cũng nhiều giọng khác nhau. Nhưng để phát âm chuẩn theo tiếng H’mông trắng (Nhóm H’mông phổ biến nhất) thì Ngôn Ngữ chữ viết Việt không phát âm chuẩn được nên H’mông là chuẩn nhưng phát âm không phải Hơ Mông. Ngữ gọi của Tiếng H’mông trong chữ H’mông viết là Hmoob phát âm chuẩn của H’mông Trắng (Ngôn ngữ H’mông Quốc tế).

Suab Ntxawv Hmoob

2. Làm thế nào mà người H’mông lại chủ yếu sống ở đồi núi cao của Việt Nam?

Một phần là do cuộc sống bị ảnh hưởng từ những chặng đường lịch sử. Còn một phần chịu ảnh hưởng của những kiếp đời đấu tranh di cư, tránh tệ nạn.

Cuộc sống người dân tộc, không chỉ riêng người H’mông sống ở miền núi tuy nhiên cuộc sống miền núi đã có một bền dài lịch sử và truyền kiếp với người dân tộc H’mông là làm nông.

Nay người H’mông đã không còn là người miền núi nữa tuy nhiên vẫn chủ yếu sinh sống và làm nông, một phần nhỏ cũng khá khá rồi.

3. Dân số người H’mông tại Việt Nam?

Nay chưa có dân số mới nhất và nguồn số liệu cụ thể, nhưng báo cáo dân số 2009 dân tộc H’mông gần 1,5 triệu người.

Dân tộc H’mông sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam.

Khèn H’mông

4. Có phải tất cả người H’mông vào Việt Nam là một năm (một lần)?

Trong nhiều nguồn tin dân tộc H’mông vào Việt Nam rất nhiều lần, đa phần là di cư di canh làm ăn theo họ người thân từ vùng này sang vùng khác.

5. Cũng nhưng dân tộc khác, người dân tộc H’mông có bao nhiêu họ?

Có 18 gia tộc trong văn hóa của người Mông, mỗi người có một tên khác nhau. Trẻ em là thành viên của gia tộc cha chúng. Phụ nữ, sau khi kết hôn, trở thành thành viên của gia tộc chồng, nhưng thường giữ lại gia tộc ban đầu của họ – hay nói đúng hơn là tên thời con gái. Các thành viên của cùng một gia tộc coi mình là gia đình.

Gồm có:

• Cháng
• Cao
• Hờ
• Hạng
• Khang 
• Cử
• Ly 
• Mua
• Thào 
• Vàng
• Vừ 
• Sùng
• Giàng

Và còn nhiều họ khác nữa

6. Sự khác biệt giữa H’mong trắng và các nhóm H’mông khác là gì?

Khác nhau về ngôn ngữ, tuy nhiên ngôn ngữ H’mông tại Việt Nam có hai phương ngữ phổ biến: trắng và xanh. Chúng tương tự như các hình thức tiếng Việt giọng miền Nam và giọng Bắc. Nếu bạn là người H’mông trắng, bạn nói tiếng địa phương của người Mông trắng và ngược lại.

Tên – trắng và xanh cũng nhưng các nhóm dân tộc khác không chỉ khác về giọng nói mà còn đề cập đến màu sắc và hoa văn của các bộ váy, quần áo truyền thống của mỗi nhóm.

Nhưng ngày nay, hầu hết người H’mông không giới hạn thời trang của họ theo phương ngữ họ nói về màu sắc theo nhóm dân tộc nữa.

7. Tại sao đám tang kéo dài quá lâu?

Theo truyền thống của người H’mông, khi một người chết, linh hồn của anh ta phải trở về nơi sinh của mình, nên phải làm đủ thủ tục để tìm được tổ tiên của mình ở thế giới bên kia. Các nghi thức trong buổi lễ kéo dài nhiều ngày có nghĩa là để đảm bảo lối đi an toàn, đầy đủ cho cả người đi và người ở lại.

Ngày nay, đám tang thường bắt khi chỉ khi họ hàng và người làm việc đến đủ nên ít nhất thì cũng phải 3 ngày 2 đêm. Lâu nhất có thể lên đến 9 ngày.

Đám Tang

8. Một số loại món ăn đặc sản H’mông phổ biến – và bạn có thể thử ở đâu?

Dân tộc H’mông có nhiều món ăn như Thắng cố, tẩu chúa, mèn mén, … và rượu ngô.

Xin cảm ơn, nguồn ảnh: Internet

Admin (Hmong) #3Hmoob #Hmong #Hmoob

Chia sẻ ngay

About Author

Comment here