Ngôn Ngữ, Chữ Viết Tiếng Việt H’mông cho website. Dân tộc H’mông hay Mông có nhiều từ viết khác nhau nhưng Website chủ yếu dùng từ H’mông nên ban điều hành và phát triển viết qua và chút gọi là thông tin cho quý đọc giả hiểu chút về từ khóa.
Dân tộc H’mông hay Mông có nhiều từ viết khác nhau nhưng Website 3Hmoob+ chủ yếu dùng từ H’mông nên Ban điều hành website sẽ viết qua và chút gọi là thông tin cho quý đọc giả hiểu chút về từ khóa khi dùng văn ngữ Tiếng Việt. Từ khóa H’mông này không phải Website thích là tự dùng, website dùng dựa trên nhiều bằng chứng, ký hiệu từ khóa trong Bách khoa toàn thư, cũng là từ khóa trong Danh mục Dân tộc Việt Nam và một phần dựa trên sự truy cập tra cứu từ nguồn quốc tế về từ khóa đại diện cho một dân tộc bằng ngôn ngữ Việt này. H’mông (Hmoob) và Mông (Moob) từ nào cũng đúng, vì trong Tiếng H’mông trắng là Hmoob còn H’mông xanh là Moob. Từ khóa H’mông có giá trị đại diện cho một dân tộc khi đứng một mình. Ví dụ: từ “H’mông” người ta biết ngay đây là một dân tộc, còn từ “Mông” khi đứng một mình không có giá trị mà nó chỉ một bộ phận giải phẫu điều này có wiki đại diện và giải thích cho từ khóa “Mông” này. Ngoài ra còn nhiều các từ gọi khác dùng ngôn ngữ chữ viết Tiếng Việt cũng không có giá trị. Trên hệ thống số (Internet) nhất là thời kỳ phát triển mạnh về dữ liệu số chúng ta cần dùng đúng từ khóa có khoa học đại diện (thương hiệu) đồng bộ. Nên theo Ban quản trị từ H’mông xuất hiện trong chữ viết Tiếng Việt chính là dựa vào Khoa học.
Tại sao ban phát triển lại ít dùng từ Mông vì từ này được Ủy Ban Dân Tộc có văn bản gọi tên dân tộc? Tất cả các nội dung trong website nếu sử dụng Ngôn ngữ chữ viết Tiếng Việt thì vẫn dùng tất cả các từ khóa tùy lúc và cảm xúc của mỗi hoàn cảnh phù hợp nhưng sẽ không dùng trong các nội dung văn hóa có giá trị rộng. Về từ Mông nó chưa được phổ biến trên mạng dữ liệu và chưa có liên kết về dân tộc với từ Hmong Tiếng Anh quốc tế, cũng không có đại diện giải thích cho đây là một dân tộc ít người tại Việt Nam như phân tích ở trên. Trong Tiếng Việt cũng rất khó tìm được trích dẫn nguồn tài nguyên, dữ liệu giá trị vì từ khóa này khá nhạy cảm bở Bách khoa toàn thư mở wiki khi tra trích dẫn từ nước ngoài, từ khóa “Mông” này là đại diện cho bộ phận giải phẫu con người khi tra cứu. Vì vậy, chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng nhưng chúng ta nên dùng từ khóa có Khoa học thay cho chúng ta thích viết gì thì viết (bao gồm nội dung không chỉ riêng trong website này và không chỉ riêng tác giả là người H’mông), nếu cứ như vậy nhật ký dân tộc, giá trị văn hóa, … về lâu về dài sẽ bị loạn trên mạng xã hội cũng như đời thực.
Cái qua trọng hơn là không có chữ viết Tiếng Việt phát âm chuẩn được tên dân tộc H’mông nên dùng ký tự đặc biệt đại diện cho dân tộc bằng H’mông là cũng dễ hiểu, khoa học và hợp lý, chúng ta không nên yêu cầu quá, trừ khi Việt Nam cắt một dân tộc ra khỏi Danh mục 54 dân tộc. Nguồn gốc có thể chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể tuy nhiên quản trị về lưu trữ dữ liệu văn hóa và từ khóa đại diện cho dân tộc chỉ có từ H’mông nếu sử dụng chữ ngôn ngữ Tiếng Việt. Viết là H’mông đọc (giọng) là Mông (Hmoob – Moob) theo ban quản trị là dễ và hợp lý nhất trong ngôn ngữ Việt Nam nói về dân tộc H’mông. Các từ khóa còn lại là các từ viết Tiếng Việt theo phát âm không chuẩn giọng dân tộc hay tùy biến (sử dụng dịch ngôn ngữ) mà ra để gọi dân tộc H’mông thì coi là không phải ngôn ngữ tiếng Việt và không có giá trị cho các nội dung dân tộc.
Xin quý đọc giả tạm hiểu vậy website sẽ viết bài và phân tích cụ thể hơn về gọi tên dùng từ bằng ngôn ngữ chữ viết Tiếng Việt khi website chạy chính thức trên không gian số quốc tế.
Lưu ý: Từ H’mông trong web cũng chỉ có giá trị khi các bài viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt gốc, vì 3Hmoob+ cung cấp nội dung toàn cầu nên có đa ngôn ngữ. Trân trọng
Admin Hmong #3Hmoob #Hmoob #Hmong
Comment here
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.